Đây Là Nước

Đây là Nước là bài phát biểu tốt nghiệp của David Foster Wallace được thực hiện vào ngày 21 tháng 5 năm 2005 tại Đại học Kenyon. Đây cũng là năm mà Steve Jobs có bài phát biểu tốt nghiệp nổi tiếng tại Stanford. Sức mạnh của bài phát biểu của Wallace nằm ở việc ông thừa nhận sự đấu tranh và khó khăn như là yếu tố cốt lõi của đời sống.

Xuyên suốt, ông tránh những khuôn mẫu sáo rỗng của “những bài phát biểu tốt nghiệp truyền cảm hứng vĩ đại” và trong cách diễn đạt khẩn thiết của mình, ông nhắc nhở chúng ta về “giáo dục thực sự” là gì. Wallace không nói với khán giả phải suy nghĩ như thế nào hay nghĩ gì, ông nhấn mạnh rằng có một sự lựa chọn. Rằng tự do thực sự là học hỏi.


Đây là nước

“Kính chào quý phụ huynh và chúc mừng các bạn sinh viên tốt nghiệp khóa 2005 của Đại học Kenyon. Truyện kể rằng có hai con cá nhỏ đang bơi cùng nhau và chúng bắt gặp một con cá già đang bơi từ hướng ngược lại. Con cá ấy gật đầu chào và hỏi thăm chúng: “Buổi sáng tốt lành nhé các con. Hôm nay nước thế nào?” Hai con cá nhỏ bơi thêm một quãng nữa và rồi một con bất chợt hỏi con còn lại: “Nước là cái quỷ gì ấy nhỉ?”

Hội An, Quảng Nam – 30/11/2017

Đây là tiêu chuẩn bắt buộc khi làm bài diễn văn tốt nghiệp ở Mỹ – sử dụng một câu chuyện giáo dục mang phong cách dụ ngôn. Câu chuyện kể trên hóa ra không đến nỗi tệ hại như những thứ chuyện giáo điều khác. Nhưng nếu bạn lo là tôi sẽ đóng vai con cá già thông thái, đứng đây để giải thích cho bạn nghe rằng nước là gì, thì xin chớ lo lắng. Tôi không phải là con cá già thông thái. Ý nghĩa của câu chuyện con cá trên đơn giản là những hiện thực hiển nhiên, quan trọng nhất lại là những thứ khó nhận ra, khó bàn luận nhất. Ý nghĩa trên nghe có vẻ nhàm chán, sáo rỗng; nhưng thực tế là trong guồng quay hàng ngày của sự hiện hữu và trưởng thành, sự nhàm chán sáo rỗng có thể có ý nghĩa mang tính sống còn, vậy nên tôi muốn gợi ý cùng bạn trong một buổi sáng khô hanh và tuyệt diệu như hôm nay.

Dĩ nhiên, với những buổi diễn văn như thế này tôi được yêu cầu phải nói về ý nghĩa của sự giáo dục khai phóng của bạn, và cố làm sao giải thích được tấm bằng bạn chuẩn bị nhận có giá trị nhân bản hẳn hoi chứ không phải là một sự đền bù vật chất. Vậy nên hãy nói về nghịch lý hay được nói nhất trong các bài diễn văn tốt nghiệp, đó là giáo dục khai phóng không quan trọng việc cung cấp kiến thức cho bạn nhiều bằng “dạy bạn cách suy nghĩ”.

Nếu bạn giống như tôi hồi còn là sinh viên, hẳn bạn không thích nghe điều ấy, thậm chí có hơi cảm thấy bị xúc phạm khi bị ai đó dạy cho bạn cách tư duy, bởi lẽ việc bạn hiện diện ở một trường đại học danh tiếng như nơi này cũng đủ minh chứng là bạn biết cách tư duy rồi.

Nhưng tôi sẽ giải thích cho bạn vì sao nghịch lý này hóa ra không hề xúc phạm ai cả, bởi vì thứ giáo dục về tư duy mà chúng ta lẽ ra được nhận ở một môi trường như thế này không là giáo dục để tăng khả năng tư duy, mà là kĩ năng lựa chọn nên tư duy điều gì. Nếu quyền tự do lựa chọn vấn đề để suy nghĩ quá hiển nhiên với bạn và không muốn bàn đến, mong bạn hãy ngẫm lại về câu chuyện con cá và nước, và tạm hoãn lại sự hoài nghi của bạn về giá trị của những điều hoàn toàn hiển nhiên trong ít phút.

Sau đây là một câu chuyện dụ ngôn nhỏ nữa. Có hai người đàn ông ngồi cùng nhau trong một quán bar tại một vùng hẻo lánh tại Atlaska. Một người thì theo đạo, còn người kia thì vô thần, và cả hai đang tranh luận về sự tồn tại của Chúa Trời trong bầu không khí sôi nổi và hơi men ngà ngà thường thấy sau ly bia thứ tư. Và người đàn ông vô thần nói: “Nói nghe nè, chẳng phải tự nhiên tôi không tin vào Chúa đâu. Không phải là tôi chưa thử ba trò cầu nguyện và nói chuyện với Chúa. Mới tháng trước thôi lúc tôi bị mắc kẹt trong một trận bão tuyết và đang cách xa khu cắm trại, tôi hoàn toàn mất phương hướng và không thể nhìn thấy gì. Trời thì âm dưới 50 độ và tôi cũng đã thử: quỳ xuống mặt tuyết và cầu nguyện: “Lạy Chúa nếu Người thật sự có thật, con bị lạc trong cơn bão tuyết này và sẽ chết cóng nếu người không giúp con.” Lúc bấy giờ, trong quán bar, người đàn ông có đạo tròn xoe mắt nhìn  người đang kể câu chuyện: “Vậy anh tin rồi chứ. Nhìn xem, anh đang ngồi đây này và rất lành lặn.” Người vô thần chỉ đảo mắt và nói: “Không đâu anh bạn, đó là do một đám người Eskimo đi ngang qua và chỉ tôi lối về trại đấy thôi.”

Rất dễ để phân tích câu chuyện này bằng tư duy của một người học giáo dục khai phóng tiêu chuẩn: một trải nghiệm duy nhất lại có hai ý nghĩa khác nhau đối với hai người khác nhau về niềm tin và cách thức diễn dịch cuộc sống. Vì giáo dục khai phóng đề cao sự dung hòa và khác biệt tôn giáo, chưa bao giờ chúng ta muốn xác minh cách diễn dịch của người này là đúng hay của người kia là sai, là xấu xa. Điều này cũng ổn thôi, có điều chúng ta cũng sẽ không ngừng tranh luận xem những nền tảng ấy đến từ đâu. Nghĩa là, chúng đến từ đâu từ BÊN TRONG hai cá thể này. Phải chăng cảm quan của một con người đối với thế giới bên ngoài, ý nghĩa của các trải nghiệm là gần như bất biến, như số đo giày hay chiều cao; hoặc được tự động hấp thu từ văn hóa, ví dụ như ngôn ngữ. Phải chẳng chúng ta không hề tự do trong việc diễn giải ý nghĩa cuộc đời.

Hơn nữa, còn cả một vấn đề nghiêm trọng về sự kiêu ngạo. Người đàn ông không theo đạo hoàn toàn chắc chắn khi phủ nhận khả năng xảy ra việc đám người Eskimo đi ngang qua chẳng liên quan gì đến lời cầu nguyện của anh ta. Tất nhiên, có rất nhiều người đức tin cũng kiêu ngạo và mù quáng trong sự diễn dịch của họ. Có khi họ còn khó ưa hơn cả những người vô thần, ít nhất là đối với hầu hết chúng ta. Nhưng vấn đề của những kẻ cuồng đạo thì giống hoàn toàn với người đàn ông vô thần trong cầu chuyện: chắc chắn một cách mù quáng, tư duy hạn hẹp ấy giống như một cái nhà tù hoàn hảo đến mức người bị giam không hề hay biết rằng mình đang bị giam giữ.

Ý chính là tôi cho rằng đây chính là một phần của việc dạy tôi cách suy nghĩ thật sự ý nghĩa là gì. Là trở nên ít kiêu ngạo hơn. Là giữ thái độ tự cảnh tỉnh về bản thân và sự chắc chắn của mình. Bởi lẽ một phần lớn những thứ tôi cho là chắc chắn theo quán tính tự nhiên, hóa ra lại sai bét và bị dẫn lối bởi sự u mê. Tôi đã học điều này bằng những bài học xương máu, và tôi đoán các bạn cũng sẽ thế.

Sau đây là một ví dụ nữa về một thứ sai trái hoàn toàn mà tôi thường chắc mẫm: vạn vật trong trải nghiệm tức thời của riêng tôi củng cố cho niềm tin sâu thẳm rằng tôi là trung tâm tuyệt đối của vũ trụ; là sự tồn tại chân thực, sống động nhất và quan trọng nhất của sự sống. Chúng ta hiếm khi suy nghĩ về việc chỉ nghĩ đến mình vì nó làm tổn thương tính xã hội. Nhưng hầu hết chúng ta đều như thế. Nó là cơ chế mặc định, được gắn liền vào trong ý thức từ khi ta ra đời. Hãy ngẫm nghĩ thử xem: có trải nghiệm nào bạn trải qua mà bạn không phải là trung tâm của câu chuyện đó. Thế giới mà bạn quan sát hoặc là ở trước mặt BẠN hoặc là sau lưng BẠN, hoặc ở bên trái hay phải của BẠN, trong màn hình TV hoặc máy tính của BẠN. Và vân vân. Những cảm nghĩ của người khác thì cần trao đổi bạn thông qua cách nào đó, nhưng cảm nghĩ của chính bạn thì lại ngay tức khắc, cấp thiết và chân thật hơn hết.

Xin chớ lo rằng tôi sẽ thuyết giảng bạn về lòng trắc ẩn hay từ bi hay những thứ được gọi là đức hạnh. Đây không phải là vấn đề của đức hạnh. Mà là về việc tôi lựa chọn làm những việc gì để thay đổi hay loại bỏ những cơ chế tự nhiên, thâm căn cố đế của mình; những cơ chế sâu thẳm bên trong và cơ bản là hướng về tự ngã, thường nhìn và diễn giải vạn vật qua lăng kính của cái tôi. Những người có thể thay đổi cơ chế tự nhiên của họ thường được gọi là “có tiết độ”, mà chắc chắn không phải là một thuật ngữ tình cờ.

Nhân trong không khí hân hoan của buổi lễ tại đây, hiển nhiên chúng ta rất muốn biết liệu việc thay đổi cơ chế mặc định liên hệ bao nhiêu đến việc đào sâu tri thức và học thuật. Câu hỏi này khá là hóc búa. Có lẽ là điều nguy hiểm nhất của giáo dục học thuật – ít nhất là với cá nhân tôi –  là nó gợi mở xu hướng luôn tri-thức-hóa mọi thứ một cách quá đà, và rơi lạc vào sự lí luận trừu tượng diễn ra trong đầu tôi; thay vì chỉ đơn giản là chú ý đến những thứ đang diễn ra ngày trước mắt mình, chú tâm đến những thứ diễn ra bên trong mình.

Và tôi chắc bây giờ các bạn cũng đã biết, rất khó để giữ sự cảnh giác và tỉnh thức, mà không bị thôi miên bởi những màn độc thoại luôn diễn ra trong đầu của các bạn (có lẽ bây giờ các bạn cũng đang độc thoại đấy). Hai mươi năm sau ngày tôi tốt nghiệp, tôi dần hiểu ra rằng nghịch lí về việc dạy bạn cách suy nghĩ thực ra là cách nói ngắn gọn cho một ý thâm sâu, nghiêm túc hơn: học cách suy nghĩ thực sự là học cách kiểm soát cách bạn nghĩ và những thứ bạn nghĩ về. Tức là trở nên tỉnh táo và đủ nhận thức để lựa chọn vấn đề bạn tập trung vào và chọn cách bạn diễn dịch ý nghĩa từ kinh nghiệm sống. Bởi vì nếu bạn không làm điều này trong đời sống người trưởng thành, bạn sẽ hoàn toàn bị lạc lối trong cuộc sống. Hãy nghĩ về câu thành ngữ cô: “Trí óc là một người hầu xuất sắc nhưng lại là một ông chủ dở tệ.”

Câu nói này, như bao thứ nghịch lý khác, khập khiểng và nhàm chán trên bề mặt, nhưng lại nói lên một sự thật tối cao và đáng buồn. hẳn không tình cờ mà người trưởng thành tự sát bằng súng gần như luôn bắn vào đầu của họ. Họ đã nhắm vào ông chủ tồi tệ. Và sự thật là hầu hết những nạn nhân này đã chết từ rất lâu, trước lúc họ bóp cò súng kia.

Và tôi xin trình bày giá trị chân thực, không cạnh mánh của việc giáo dục khai phóng của bạn, đó chính là: làm sao giữ bạn sống một cuộc sống trưởng thành thoải mái, thịnh vượng và đáng nể trọng mà không sống trong sự vô thức, thiếu sức sống, làm nô lệ cho cái tâm bay nhảy và xu hướng tự nhiên tự xem mình là duy  nhất, hoàn chỉnh, quan trọng nhất trong từng ngày ra ngày vào. Điều đó nghe có vẻ cường điệu, hay vô lý một cách khó hiểu. Vậy hãy đi vào cụ thể. Sự thật ra các bạn những sinh viên đang tốt nghiệp chẳng hề hiểu được “ngày ra ngày vào” thật sự là như thế nào. Có cả một phần rất lớn cuộc sống của người Mỹ mà không được nhắc đến trong các diễn văn tốt nghiệp. Nó là sự buồn chán, thông lệ hằng ngày và cả sự bất mãn lặt vặt. Quí phụ huynh và những bậc lớn tuổi hiểu quá rõ tôi đang nói đến điều gì.

Để minh họa, hãy tưởng tượng vào một ngày bình thường nào đó, bạn thức dậy vào sáng sớm, đi đến công ty làm công việc đầy thử thách, tri thức, đúng theo ngành bạn học để làm, rồi bạn hăng say cống hiến trong vòng 8 đến 10 tiếng đồng hồ; và đến cuối ngày bạn mệt mỏi và chỉ muốn trở về nhà ăn bữa tối ấm cúng và giải trí cho khoảng một giờ, cuối cùng leo lên giường ngủ sớm bởi lẽ, dĩ nhiên, bạn cần dậy sớm ngày mai và lặp lại chuỗi công việc trên.

Nhưng chợt bạn nhớ ở nhà không còn thức ăn. Bạn đã không có thời gian cả tuần rồi vì bận bịu với công việc đầy thách thức của bạn vậy nên tan ca xong bạn lái xe đi đến siêu thị. Đó là giờ cao điểm cuối ngày nên giao thông bị ùn tắc tồi tệ. Tốn nhiều thời gian để đến siêu thị hơn thường lệ và khi bạn đến đó, siêu thị cũng rất đông, vì dĩ nhiên vào cuối ngày ai cũng muốn tranh thủ đi chợ một chút. Những gian hàng được chiếu sáng một cách gớm mắt và pha tạp những bài nhạc nền khó nghe, những tấm áp phích quảng cáo doanh nghiệp và siêu thị hẳn là nơi cuối cùng bạn mong muốn đến nhưng bạn không thể mua sắm gọn lẹ được; bạn phải đi lòng vòng qua các hàng lang rộng, được chiếu sáng quá đà, rối rắm để tìm thứ bạn muốn mua và bạn phải đẩy chiếc xe hàng ngớ ngẩn chen qua đám người mệt mỏi, vội vã cũng với xe đẩy hàng như thế (vân vân và vân vân, lược bớt một số đoạn bởi bạn biết đó là một thủ tục dài) và cuối cùng bạn cũng sắm được đủ nguyên liệu cho bữa tối, trừ cho việc bây giờ bạn nhận ra rằng những làn đợi tính tiền đã chật kín dù cho giờ đã là cuối ngày một ngày vật vã. Bạn vào đợi ở một làn tính tiền rất đông người, làm cho bạn cảm thấy thật ngu ngốc và tức giận. Nhưng bạn không thể đổ lỗi cơn tức đó cho cô nhân viên tính tiền, người cũng đã kiệt quệ cho một công việc mà sự tẻ nhạt và vô vị đến mức không thể nào thấu hiểu nổi bởi những cái đầu đại học danh giá của chúng ta.

Nhưng dù sao thì, bạn cuối cùng cũng đến được quầy tính tiền, móc ví trả cho thức ăn bạn mua, và bạn nhận được câu chúc “chúc một ngày tốt lành” bằng một giọng nói không thể nào thiếu sức sống hơn. Và rồi bạn tải đống túi nhựa đáng sợ, mỏng manh trên chiếc xe đẩy khiểng chân với một chiếc bánh xe cứ chếch sang bên trái một cách điên khùng, qua khỏi đám đông và qua bãi đỗ xe ghồ ghề và lắm rác; và bạn phải lái chiếc xe hơi cơ nhỏ chật chội, năng nề và chậm chạp, giao thông ùn tắc giờ cao điểm, vân vân và vân vân.

Ai trong chúng ta cũng đã trải qua điều ngày, dĩ nhiên. Nhưng nó chưa thật sự là một phần cuộc sống khi bạn vẫn còn là sinh viên chưa tốt nghiệp, một phần của cuộc sống ngày qua tuần tuần qua tháng tháng qua năm.

Nhưng nó sẽ là. Cùng với hàng tá thông lệ thê lương, khó chịu, gần như không mang ý nghĩa gì. Nhưng đó không phải điều tôi muốn nói. Điều tôi muốn nói là những hoàn cảnh lặt vặt, bức bối như thế này thực chất là nơi sự chọn lựa bắt đầu. Bởi vì dòng xe hơi kẹt cứng và hàng đợi thanh toán đông người cho tôi nhiều thời gian để suy nghĩ, và nếu tôi không tự chủ việc mình sẽ nghĩ về việc gì và dành sự quan tâm cho điều gì, tôi sẽ trở nên cáu bẩn và đáng thương mỗi lần phải đi mua sắm. Bởi theo như cấu hình tôi được mặc định thì những sự kiện như thế này sẽ xoay vần xung quanh tôi. Đó là sự vội vã CỦA TÔI, sự mệt mỏi CỦA TÔI, và ý thích CỦA TÔI chỉ muốn được về nhà, và có vẻ như cả thế giới này như mọi người khác đang cản trở tôi vậy. Và họ là những ai, những kẻ đang cản trở tôi ấy? Và nhìn thử mà xem hầu hết bọn họ lạnh lùng như thế nào, trông ngớ ngẩn và chậm chạp với đôi mắt thờ thẫn và vô hồn ra sao khi họ đứng ở hàng đợi, hay nhìn họ phiền phức và thô lỗ như thế nào khi nghe điện thoại lớn tiếng ngay ở giữa hàng. Hãy nhìn xem sự bất công một cách sâu kín và cá nhân cho toàn bộ việc này.

Và, dĩ nhiên, nếu cơ chế mặc định của tôi được đào tạo khai phóng và có khuynh hướng ý thức về xã hội, tôi có thể dành thời gian ở trên xe sau giờ làm chán ghét về tất cả những chiếc xe SUV, những chiếc Hummer và xe bán tải động cơ V12 to tướng, ngu ngốc và choáng hết làn di chuyển; đốt cháy 40 ga-lông dầu một cách lãng phí và ích kỷ, và tôi có thể dựa vào sự thật rằng những chiếc xe dán đầy những những sticker thể hiện lòng yêu nước hay tôn giáo lại là những chiếc to nhất, ích kỷ đáng kinh tởm nhất, trên xe là những kẻ xấu xa nhất [phản hồi lại tiếng vỗ tay của khán giả] – tôi đang ví dụ về cách ta KHÔNG nên nghĩ theo – những chiếc xe ích kỷ đáng khinh tởm nhất, được lái bởi những tài xế xấu xí, thiếu cẩn trọng và bạt mạng nhất. Và tôi có thể nghĩ con cháu của chúng ta sau này sẽ khinh miệt chúng ta vì làng lãng phí hết nguyên liệu dự trữ cho tương lai, và hẳn đã làm hỏng cả khí hậu, và về độ hư hỏng, ngu ngốc và chỉ nghĩ đến bản thân của chúng ta như thế nào, và về xã hội tiêu thụ tệ tại một cách thuần túy, về về nhiều thứ khác.

Bạn hiểu ý tôi rồi đấy.

Nếu tôi chọn suy nghĩ theo cách này trong siêu thị và trên đường, chẳng sao cả. Rất nhiều người trong chúng ta cũng thế. Ngoại trừ việc suy nghĩ theo cách này quá dễ dàng và tự nhiên như thế ta chẳng cần phải chọn. Nó là cơ chế mặc định của ta. Đó là lăng kính tự động tôi dùng để trải nghiệm sự buồn chán, đáng thất vọng, bon chen của đời sống người trưởng thành khi tôi tin một cách tự động, vô thức rằng tôi là trung tâm của vũ trụ và những nhu cầu và cảm xúc tức thời của tôi nên được thế giới đặt ưu tiên.

Vấn đề là, dĩ nhiên, những cách hoàn toàn khác để suy nghĩ về những tình huống như thế này. Ở trên đường, khi các phương tiện khác đang dừng lại trước mặt tôi, có thể một vài trong số những tài xế trên những chiếc xe SUV này đã trải qua tai nạn giao thông thương tâm trong quá khứ và giờ cảm thấy khó khăn khi cầm lái đến mức bác sĩ điều trị tâm lý của họ đã cố gắng hết sức và cuối cùng khuyên nên mua những chiếc SUV to cộ, nặng nề để họ cảm thấy đủ yên tâm khi ra đường. Hoặc chiếc Hummer vừa mới cắt đầu xe tôi đang được lái bởi một người cha có con nhỏ bị ốm hoặc đau đang ngồi cạnh ông ấy, và ông đang cố đưa con đến bệnh viện, và ông đang cấp bách hơn, chính đáng hơn tôi nhiều: thật ra là tôi đang cản trở đường của ÔNG ẤY.

Hoặc giả tôi có thể chọn thúc ép bản thân mình cân nhắc khả năng rằng mọi người khác ở làn thanh toán cũng đang chán ngán và rã rời như tôi, và một vài người trong số họ có thể có một cuộc sống khốn đốn, tẻ nhạt và cam chịu hơn cuộc sống của tôi.

Một lần nữa, xin đừng nghĩ rằng tôi đang cho bạn một lời khuyên đạo đức, hay đang khuyên bạn suy nghĩ theo kiểu này, hay những người khác trông đợi bạn tự động cảm thông như thế này. Bởi vì nó rất khó. Nó cần ý chí và nỗ lực và nếu bạn giống như tôi, sẽ có ngày bạn chẳng thể làm được, hoặc có thể bạn vốn chẳng muốn làm ngay từ đầu.

Nhưng hầu hết thời gian, nếu bạn đủ nhận thức cho bản thân một cơ hội, bạn có thể lựa chọn nhìn vào người phụ nữ mập mạp, đờ đẫng, trang điểm quá đậm vừa mắng đứa con của cô ở làn thanh toán một cách khác đi. Có lẽ bình thường cô ấy không như vậy. Có lẽ cô vừa thức trắng ba đêm để nắm tay người chồng đang vật lộn với cái chết vì căn bệnh ung thư tủy. Hoặc có lẽ ngời phụ nữ này là nhân viên bảo dưỡng ở xưởng xe hơi, người vừa giúp chồng hoặc vợ bạn giải quyết một vấn đề khinh khủng, bức bối bằng những cử chỉ hết sức trìu mến.

Dĩ nhiên, không có thứ gì trên đây là thường xảy ra, nhưng cũng không phải là không có khả năng. Tùy thuộc vào bạn muốn cân nhắc điều gì. Nếu bạn nghiễm nhiên chắc chắn rằng bạn biết điều gì là thực tế, và bạn suy nghĩ theo cơ chế mặc định, thì khi đó bạn cũng giống tôi sẽ không cân nhắc khả năng xảy ra những tình huống khó chịu và đau buồn. Nhưng nếu bạn thực cách chú ý, bạn sẽ biết vẫn còn những lựa chọn khác. Bạn hoàn toàn có thể trải nghiệm được những tình huống ngột ngạt, oi bức, chậm chạp, sặc mùi tiêu thụ này chẳng những có ý nghĩa, mà còn linh thiêng, cháy bỏng như những thứ ta thường trân quý:  tình yêu, tình bạn, cái hợp nhất bí ẩn của tầng lớp sâu thẳm của vạn vật.

Không phải sự bí ẩn ấy là điều chân lý. Thứ duy nhất gọi là Chân Lý viết hoa là bạn có quyền quyết định cách nhìn của bạn sẽ như thế nào.

Điều này, tôi cho là, sự tự do của giáo dục thực thụ, của việc học cách sống có tiết độ. Bạn tự ý thức để quyết định điều gì có ý nghĩa và điều gì không. Bạn sẽ quyết định tôn thờ điều gì.

Bởi còn thứ khác rất kì lạ nhưng lại đúng: trong guồng quay ngày qua ngày của cuộc sống người trưởng thành, chẳng có thứ gì gọi là vô thần cả. Không có chuyện không tôn thờ một thứ gì cả. Tất cả mọi người đều tôn thờ. Lựa chọn duy nhất mà ta có là sẽ tôn thờ điều gì. Có lý do hấp dẫn để chọn tôn thờ những điều tâm linh hay Chúa Trời – dù là Chúa Giê-su hay Thánh Allah, dù là YHWH hay Nữ thần Đức Mẹ Wiccan, hay Bốn Sự Thật Thánh, hay những Giới hạnh bất khả xâm phạm – lý do đó là hầu hết những thứ khác bạn chọn để tôn thờ rồi sẽ ăn tươi nuốt chửng bạn.

Nếu bạn tôn thờ tiền tài và vật chất, nếu chúng là thứ bạn cân đo ý nghĩa cuộc đời bạn, thì bạn sẽ không bao giờ có đủ cả, không giờ cảm thấy đủ. Đó là sự thật, tôn thờ cơ thể bạn và sắc đẹp và sự quyến rũ tính dục và bạn sẽ luôn cảm thấy xấu xí. Và khi thời gian và tuổi tác dần chín, bạn sẽ chết một triệu cái chết trước khi bạn bè chính thức thương tiếc bạn. Điều đó đã được lưu truyền như những câu chuyện, tục ngữ, ca dao, giai thoại, ngụ ngôn: là xương sống cho mỗi câu chuyện hay.

Tôn thờ quyền lực, bạn sẽ trở nên cảm thấy yếu đuối và hoảng loạn, bạn sẽ cần nhiều quyền lực thống trị người khác để bịt tai che mắt bạn khỏi nỗi sợ ấy. Tôn thờ tri thức của bạn, muốn được công nhận là thông minh, cuối cùng bạn sẽ cảm thấy ngu dốt, gian dối và luôn thấp thỏm sợ bị phát hiện ra. Và những loại tôn thờ này xảo quyệt không phải vì chúng xấu xa hay đáng tôi, mà là vì chúng vận động trong vô thức. Chúng là những cơ chế mặc định.

Chúng là những tôn giáo mà bạn dần dần tham giao vào, ngày qua ngày, khi bạn chọn lựa những thứ bạn thấy và cách bạn nhận định chúng ra sao mà không thật sự nhận ra rằng chính đó là điều bạn đang làm.

Và thứ gọi là thế giới thực sẽ không ngăn cản bạn khởi những cơ chế mặc định ấy, bởi lẽ thứ gọi là thế giới thực của con người và tiền bạc và quyền lực đang vui vẻ vận hành cùng một mớ bòng bong những nỗi sợ hãi, tức giận, thất vọng, và tham lam và tôn thờ bản ngã. Nền văn hóa hiện tải của chính chung ta đã nuôi dưỡng những thế lực này đến nỗi đã sản sinh những cái gọi là sự thịnh vượng vượt trội, sự thoải mái và tự do cá nhân.

Sự tự do này chẳng là gì khác ngoài việc trở thành những chúa tể của những vương quốc bé xíu chỉ đủ nhét vừa hộp sọ của chúng ta, cô độc giữa trung tâm của vạn vật. Loại tự do này có nhiều điều hấp hẩn để chào mời người khác. Nhưng dĩ nhiên cũng có những loại tự do khác, và loại quý giá nhất loại bạn ít nghe thấy trong thế giới của sự thèm muốn và chiếm lĩnh… Sự chú tâm và nhận thức và kỉ luật và quan tâm người khác bằng cả chân tâm, và hi sinh vì họ hết lần này đến lần khác bằng vô số cử chỉ nhỏ bé, chẳng lãng mạn cho mấy trong cuộc sống hàng ngày.

Đó mới là tự do thật sự. Đó mới người có giáo dục, và biết cách suy nghĩ. Bằng không cái trái lại là sự vô thức, cơ chế mặc định, cuộc sống tranh đua, sự gặm nhấm nỗi khổ của những thứ đã có, đã mất và vô số kể những thứ khác.

Tôi biết là những thứ này không hẳn hài hước hay êm ái hay đầy động lực một bài diễn văn tốt nghiệp nên có. Nhưng chúng, theo ý kiến cá nhân tôi, là Sự Thật viết hoa, với nhiều lớp hoa mỹ hùng biện được bỏ bớt. Bạn dĩ nhiên có quyền suy nghĩ như bạn muốn. Nhưng cũng xin đừng phủi bỏ chúng như mấy bài giảng nhàm chán của Dr. Lauson. Những thứ này không phải là về đạo lý hay tôn giáo hay giáo điều hay những câu hỏi hào hoàng vĩ mô về sự sống sau cái chế.

Sự Thật viết hoa thật sự là về cuộc sống TRƯỚC cái chết.

Đó là giá trị thật sự của giáo dục chân chính, và gần như chẳng liên quan gì đến kiến thức, mà toàn bộ là về sự nhận thức; nhận thức được điều gì là chân như và bản chất, bị che lấp khỏi tầm nhìn thường của chúng ta, mọi lúc, do đó ta cần luôn nhắc nhở bản thân:

“Đây là nước.”

“Đây là nước.”

Điều này khó một cách vô tưởng, để giữ sự tỉnh thức và chú tâm trong thế giới người trưởng thành ngày qua ngày. Do đó một nghịch lý to lớn và đúng: sự giáo dục của bạn là công việc của cả đời. Và nó được tuyên thệ bắt đầu: từ bây giờ.

Tôi chúc bạn hơn cả sự may mắn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *